Nhập thông tin liên hệ để nhận được hỗ trợ tức thì

Hoặc gọi ngay Hotline trực 24/7: 0923.575.999

Kiến Môi Trường cung cấp Dịch vụ uy tín Kiến Môi Trường / Tin tức / Lợi ích và ứng dụng bùn vi sinh trong xử lý nước thải?

Lợi ích và ứng dụng bùn vi sinh trong xử lý nước thải?

Mr Thông 1010

Trước thực trạng lượng nước thải từ sinh hoạt, công nghiệp và y tế ngày càng tăng, con người cần có giải pháp dài hạn để đảm bảo vệ sinh môi trường. Một trong các giải pháp được đánh giá cao là xử lý nước thải bằng bùn vi sinh. Vậy bùn vi sinh là gì? Tác dụng của nó ra sao? Mời độc giả tìm hiểu các thông tin này trong bài viết bên dưới.

Bùn vi sinh là gì?

Bùn vi sinh (hay còn gọi là bùn hoạt tính) là một loại bùn được tạo ra từ các phương pháp sinh học. Trong bùn chứa các vi sinh vật giúp quá trình xử lý nước thải diễn ra nhanh hơn. Đồng thời, loại bùn đặc biệt này còn có khả năng chuyển hoá các chất hữu cơ trong nước thải như N, P, BOD thành chất dinh dưỡng có lợi cho môi trường.

Nếu bạn vẫn chưa nắm được bùn vi sinh là gì sau nội dung trên thì có thể nhận dạng chúng thông qua kết cấu và màu sắc. Bùn vi sinh có dạng bông và màu nâu. Đây cũng là một trong những cách phân biệt bùn vi sinh với bùn thải thông thường.

bùn vi sinh

Đặc tính của bùn vi sinh hoạt tính

Như vừa đề cập ở phần trên, bùn vi sinh xử lý nước thải chứa quần thể vi sinh vật phức tạp. Trong đó thành phần chiếm ưu thế là nấm, protozoa, tích trùng, động vật nguyên sinh, vi khuẩn, xạ khuẩn. Mặt khác, các thành phần này sẽ thay đổi theo nhiệt độ và thành phần của nước thải.

Các vi sinh vật bám vào các chất trong nước để sinh sản và phát triển. Dạng bông của bùn hoạt tính cũng từ đây mà thành. Các hạt bông bùn tiếp tục phát triển mạnh và đến một thời điểm sẽ oxy hóa các chất hữu cơ trong nước rồi lắng xuống đáy bể. Cuối cùng chúng sẽ loại bỏ các chất độc hại trong nước thải khiến mặt nước trong hơn.

Điều kiện tốt nhất để bùn vi sinh xử lý nước thải tồn tại và phát triển bao gồm:

  • Độ pH từ 6.5 đến 8.5.
  • Nồng độ oxy từ 2 đến 4 mg/l.
  • Nhiệt độ đạt 20 đến 30 độ C.
  • Tỷ lệ dinh dưỡng N, P, BOD lý tưởng là 5:1:100.

bùn vi sinh

Các loại bùn vi sinh

Có 3 loại bùn vi sinh xử lý nước thải được sử dụng nhiều nhất. Chúng được phân loại dựa vào màu sắc và tốc độ lắng, cụ thể:

Bùn vi sinh hiếu khí

Bùn có màu vàng nâu, thường ở trạng thái lơ lửng chuyển dần sang bông bùn khi lắng xuống đáy bể phốt. Tốc độ lắng của loại bùn này khá nhanh. Bùn vi sinh hiếu khí thường được sử dụng cho các bể Aerotank hay MBR.

Bùn vi sinh thiếu khí

Bùn vi sinh thiếu khi có màu nâu sẫm (đậm sắc hơn so với bùn vi sinh hoạt tính hiếu khí). Trong suốt quá trình phát triển, nó sẽ sinh nhiều bọt khí, kích thước bọt khá to. Tốc độ lắng nhanh hơn bùn vi sinh hiếu khí.

Bùn vi sinh kỵ khí

Đây là loại bùn khác biệt nhất. Chúng có màu đen và tồn tại ở hai dạng: dạng khí lơ lửng và dạng hạt. Bùn vi sinh kỵ khí lơ lửng được áp dụng cho các hệ thống phản ứng dòng chảy tiếp xúc, bùn vi sinh dạng hạt dành cho hệ thống chảy ngược UASB. Khi lắng xuống đáy bể, chúng phồng to hơn.

bùn vi sinh

Quá trình hình thành bùn vi sinh hoạt tính

Khi nước thải đi vào bể thổi khí, các bông bùn vi sinh dần hình thành. Quá trình phát triển của chúng sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ, độ pH, thức ăn,..Người ta gọi quá trình vi sinh vật xử lý nước thải là quá trình tăng trưởng sinh khối, gồm 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn tăng trưởng chậm:

Đây là giai đoạn đầu vi sinh vật mới xuất hiện và làm quen với môi trường sống. Mật độ vi sinh vật trong bể chứa lúc này chưa nhiều, bạn cũng không thể quan sát số lượng bằng mắt thường. Khi lượng nước thải tăng lên kèm theo các điều kiện sống lý tưởng, vi sinh vật sẽ dần thích nghi và nhân số lượng.

Giai đoạn tăng sinh khối theo logarit:

Khi đã quen với môi trường dinh dưỡng, vi sinh vật đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất. Số lượng vi sinh vật cũng tăng. Chúng tận dụng tối đa lượng dinh dưỡng trong chất thải cho quá trình phát triển của mình. Bạn có thể quan sát số lượng vi sinh vật bằng mắt thường. Bùn vi sinh lúc này cũng ở giai đoạn đầu hình thành. Tuy nhiên, nó chỉ là bùn non và có độ lắng chậm.

Giai đoạn tăng trưởng chậm dần:

Đến giai đoạn này, vi sinh vật đạt ngưỡng cân bằng động. Nói cách khác là mật độ vi sinh vật trong bể chứa đạt tới mức tối đa. Đây cũng chính là thời điểm lượng bùn vi sinh tăng mạnh. Tổng số vi sinh vật mới bằng tổng số vi sinh vật chết.

Giai đoạn hô hấp nội bào:

Bước vào giai đoạn cuối của quá trình hình thành bùn vi sinh xử lý nước thải, mật độ vi sinh vật giảm mạnh. Tổng số vi sinh vật chết nhiều hơn tổng số vi sinh vật mới do thiếu chất dinh dưỡng từ nước thải. Tốc độ lắng cực nhanh và bùn sẽ nằm ở đáy bể. Sau một thời gian chúng sẽ kết lại ở đáy, tạo nên các mảng lớn, cứng và có mùi khó chịu.

bùn vi sinh

Các yếu tố ảnh hưởng đến vi sinh vật trong bùn hoạt tính

Thông qua quá trình hình thành bùn vi sinh, bạn có thể thấy vi sinh vật cần các điều kiện cần và đủ để phát triển tốt. Từ đó giúp bể tăng tốc độ lắng và xử lý nước thải. Kiến Môi Trường có đề cập về thức ăn, nhiệt độ và độ pH trong các nội dung trên. Vậy thì các yếu tố ấy ảnh hưởng như thế nào đến bùn vi sinh và còn yếu tố nào khác không, mời bạn đọc tiếp nội dung:

Thức ăn hay thông số COD, BOD

Bạn không cần lo lắng về thông số COD và BOD vì đơn vị vận hành trạm xử lý sẽ biết cách điều chỉnh để đạt thông số phù hợp. Riêng yếu tố thức ăn cho vi sinh vật, bạn cần có sự tác động nếu nước thải quá sạch. Vi sinh vật cần lượng chất hữu cơ hoà tan ổn định để phát triển nên nước thải quá sạch sẽ khiến chúng chết đi. Vì thế, bùn vi sinh không được hình thành và nước thải cũng không được xử lý, gây nên các tình trạng tắc nghẽn/đầy/trào ngược.

Tốc độ dòng chảy

Đa số các loại bùn tồn tại ở dạng khí lơ lửng/bông nên tốc độ dòng chảy quá nhanh sẽ khiến bùn bị rửa trôi. Ngược lại, tốc độ chậm sẽ giảm hiệu quả xử lý nước thải. Do đó, bạn cần yêu cầu đơn vị thi công căn chỉnh chỉ số này cho phù hợp với tình trạng và loại bể phốt.

Nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của bùn vi sinh. Tương tự tốc độ dòng chảy, nhiệt độ cần căn chỉnh phù hợp, không được quá cao hoặc quá thấp làm ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước thải.

Các chất dinh dưỡng và các chất độc

Có 2 chất không thể thiếu trong quá trình hình thành bùn vi sinh xử nước nước thải là Nitơ và Phốt pho. Ngoài ra bạn có thể bổ sung thêm các chất cần thiết khác để vi sinh vật trong bể có môi trường dinh dưỡng lý tưởng nhất. Bên cạnh đó, bạn cần xác định các chất độc gây hại đến vi sinh vật để xử lý kịp thời.

bùn vi sinh

Các sự cố và cách khắc phục của bùn vi sinh

Bùn nổi nhiều trên bể hiếu khí

Đây là vấn đề thường gặp trong hệ thống xử lý nước thải. Bùn nổi trên bể, dính, nhớt và có màu. Tình trạng tệ hơn là bọt tràn ra khu vực xung quanh, ảnh hưởng đến sinh hoạt và môi trường.

Có 2 nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là nồng độ cacbon cao hơn lượng oxy cần thiết và nồng độ dầu mỡ, chất béo trong bể lớn. Đối với nguyên nhân thứ nhất, bạn ngừng thải nước vào bể và thuê dịch vụ để lắp phễu phân phối bùn. Đối với nguyên nhân còn lại bạn cần tạm ngừng hệ thống đế tách sơ bộ lượng bùn ra khỏi bể.

Bọt trắng nổi lên cùng với lớp bùn màu đen

Có nhiều lý do khiến bùn vi sinh có màu đen kèm bọt trắng nổi lên, trong đó thường gặp nhất là:

  • Lượng nước thải bơm vào bể trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển bùn vi sinh bị sốc tải.
  • Mật độ vi sinh vật quá ít.
  • Nồng độ chất hữu cơ cao hơn mức trung bình.
  • Cài đặt chế độ xả bùn không phù hợp, dễ xảy ra hiện tượng vi sinh vật trong bể quá tải.

Vì thế, bạn cần kiểm tra nồng độ vi sinh trong bể định kỳ, bổ sung chất dinh dưỡng và giảm dầu mỡ thải vào bể.

Bùn lắng chậm, bùn mịn, nước thải lắng 30 phút sau có màu vàng

Nguyên nhân là do vi sinh vật thiếu chất dinh dưỡng, sinh ra bùn mịn, nổi váng trên bề mặt và tốc độ lắng chậm. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả xử lý nước thải. Nếu không xử lý kịp thời thì lớp váng nổi ngày càng nhiều, lượng nước thải không được giải quyết sẽ gây ra tình trạng tràn/trào ngược. Bạn cần tăng dinh dưỡng để tạo bùn vi sinh bằng càng tăng lượng nước thải vào bể phốt.

Bùn nổi bọt trắng

Đây là dấu hiệu cho bạn biết tổng lượng vi sinh vật chết tăng đột biến. Bạn cần hút hầm cầu nhanh chóng để lượng nước thải kèm bọt trắng chảy ra ngoài. Sau đó cấp nước thải để bổ sung nguồn sống kịp thời cho số vi sinh vật sống hình thành bùn vi sinh còn lại.

Bùn nổi lên trên mặt bể và có dấu hiệu lắng chậm

Các chuyên gia xác định bùn nổi từng mảng màu đen/màu nâu sẫm trên bề mặt và lắng chậm là do bạn không hút bể phốt trong thời gian dài. Ngoài ra, một nguyên nhân khiến bùn vi sinh nổi lên là lượng nitrat trong bể đạt ngưỡng báo động. Cách giải quyết là tăng lượng bùn tuần hoàn, không để bùn lắng ở đáy quá lâu.

bùn vi sinh

Sự cố mà bùn vi sinh mắc phải

Dịch vụ vận chuyển bùn vi sinh Kiến Môi Trường

Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành vệ sinh môi trường nói chung và dịch vụ vận chuyển bùn vi sinh nói riêng, Kiến Môi Trường tự hào là đơn vị tốt nhất thị trường giúp bạn thoát khỏi các vấn đề về bùn vi sinh xử lý nước thải. Đội ngũ nhân viên kỹ thuật tay nghề cao cùng thiết bị hiện đại, tốc độ vận chuyển bùn vi sinh nhanh chóng, đảm bảo không gây hư hỏng kết cấu nhà, hạn chế mùi hôi lúc thi công, giá bùn vi sinh phải chăng, Kiến Môi Trường đã và đang là đơn vị vận chuyển bùn vi sinh uy tín được nhiều hộ gia đình, công nghiệp lựa chọn.

Liên hệ ngay chúng tôi

Hotline 24/7 của Kiến Môi Trường sẵn sàng phục vụ bạn: 0923.575.999. Kiến Môi Trường làm việc cả ngày nghỉ, lễ, tết nên khi cần vận chuyển bùn vi sinh, bạn hãy nhấc máy gọi ngay cho Kiến Môi Trường nhé.

Trên đây là các thông tin giải đáp thắc mắc bùn vi sinh là gì? Có nên dùng bùn vi sinh xử lý chất thải không? Kiến Môi Trường rất mong đã cung cấp cho bạn câu trả lời thỏa đáng.



Mr Thông

Mr Thông

Tôi là Mr Thông, là chuyên gia 12 năm trong lĩnh vực môi trường tại Kiến Môi Trường. Đặc biệt là việc thông tắc, nạo vét và xử lý môi trường ôi nhiễm, Mr Thông có kinh nghiệm thực tế trong từng trường hợp thông tắc khác nhau. Hãy Liên hệ với Kiến Môi Trường để được chuyên gia môi trường Mr Thông tư vấn kỹ hơn! Follow tôi tại: Twitter | Linkedin | Tumblr | Hearthis | Pinterest.

Gọi ngay 1
Gọi ngay 2
Gọi ngay 3